hinh anh

Tiến sĩ Lê Thẩm Dương, Trưởng khoa Quản trị kinh doanh, Đại học Ngân hàng TP Hồ Chí Minh

Chủ Nhật, 25 tháng 3, 2012

Vụ TS văng tục: Lý giải nguyên nhân cho đó là bình thường?

[lethamduong.blogspot.com] - Liên quan đến những quan điểm trong vụ việc TS Lê Thẩm Dương văng tục trên bục giảng, báo GDVN gửi đến bạn đọc bài viết của độc giả Nguyễn Văn Thuật.

Từ mấy ngày nay, Báo điện tử Giáo dục Việt Nam tiến hành lấy ý kiến nhận xét của độc giả về việc văng tục trên bục giảng của một trí thức có học vị tiến sĩ xuất phát điểm từ việc văng tục của ông Lê Thẩm Dương (TS, GV trường ĐH Ngân hàng TP Hồ Chí Minh) . Kết quả cho thấy, đại đa số các ý kiến đều cho rằng việc văng tục là chuyện bình thường!.

Liên quan đến vụ việc này, nữ Tiến sỹ Trần Phương Lan (Viện Quản trị kinh doanh FSB, đơn vị tổ chức lớp học và mời ông Lê Thẩm Dương tham gia thuyết giảng) khi được hỏi thì cho rằng sự đùa cợt của TS Lê Thẩm Dương sẽ tạo nên sự hấp dẫn của buổi giảng, việc TS Lê Thẩm Dương nói đùa cợt liên quan đến phụ nữ là để dẫn dắt câu chuyện …

Theo tính toán thì có khoảng 90%  độc giả  chọn phương án trả lời 1 cho rằng văng tục trên bục giảng là bình thường xét ở 3 chỉ báo-thang đo mà báo đưa ra (1:Thấy bình thường, 2: Không thể chấp nhận được việc đó, 3: Như vậy là thiếu văn hóa, nhất là đứng trên bục giảng).

Bạn có đồng tình với quan điểm của tác giả viết bài này?
  • Đồng ý với quan điểm của tác giả
  • Không đồng ý
  • Quan điểm trên là phiến diện


Nếu như đặt ở bối cảnh trong bục giảng sinh viên đại học chắc các em sẽ bị sốc, bởi lẽ các em chưa thể thẩm thấu được nhưng nếu đặt bối cảnh những học viên ở đây là doanh nghiệp thì sẽ thấy rất bình thường, thậm chí là hay!,…(xem thêm bài: Lãnh đạo Viện FSB lên tiếng trong vụ Tiến sĩ văng tục trên báo giáo dục ngày 13/3/2012).

Quan điểm của người viết bài này cho rằng nữ TS Trần Phương Lan bày tỏ quan điểm, so sánh như trên trong hoàn cảnh này là hết sức phiến diện xét trên phương diện văn hóa trong quan hệ nhóm tri thức, nhóm nhà doanh nghiệp, nhóm sinh viên nói riêng và xét cả trên quan hệ công chúng nói chung,…


Huống chi đây lại là một lớp học, một buổi giảng ở một trường đại học lớn mà các đối tượng tham gia là những người điều hành doanh nghiệp, những người có thể sẽ là doanh nhân thành đạt sau này khi mà họ và chúng ta đang bàn đến rất nhiều về một trong những nhân tố chủ đạo của sự phát triển bền vững và thành công của doanh nghiệp nói chung. Đó là văn hóa doanh nhân, văn hóa doanh nghiệp và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp…

 Trước khi đưa ra những lí giải cho việc phủ định ý kiến đại đa số độc giả cho rằng việc văng tục trên bục giảng là bình thường . Tác giả cho rằng việc quan tâm và tiến hành lấy ý kiến của báo Giáo dục Việt Nam về việc này là rất cần thiết, rất đáng hoan nghênh vì việc này nó không chỉ có cách nhìn biện chứng đa chiều không chỉ đối với nhà nghiên cứu,... Mặc dù đối tượng lấy ý kiến là toàn bộ người đọc nói chung của báo.

Kết quả thăm dò ở đây chưa phải là để thể tính đại diện nếu…?

Theo tính toán thì có khoảng 90%  độc giả  chọn phương án trả lời một cho rằng văng tục trên bục giảng là bình thường xét ở 3 chỉ báo-thang đo mà báo đưa ra (1:Thấy bình thường, 2: Không thể chấp nhận được việc đó, 3: Như vậy là thiếu văn hóa, nhất là đứng trên bục giảng).

Nếu chỉ căn cứ vào số liệu chưa biết “nói” này thì chúng ta sẽ cho rằng đây có thể là hồi chuông cảnh báo đối với việc chấp nhận phương pháp giảng dạy lệch chuẩn này. Song, nếu chúng ta nhìn vào phương pháp lấy ý kiến, đặt sự nghì ngờ việc một số người có thể lựa chọn một phương án nhiều lần thì ta cho rằng con số đó là chưa khách quan, không đáng tin cậy, không có ý nghĩa và cũng là chuyện bình thường. Tại sao?

Liên quan đến vụ việc này, nữ Tiến sỹ Trần Phương Lan (Viện Quản trị kinh doanh FSB, đơn vị tổ chức lớp học và mời ông Lê Thẩm Dương tham gia thuyết giảng) khi được hỏi thì cho rằng sự đùa cợt của TS Dương sẽ tạo nên sự hấp dẫn của buổi giảng, việc TS Dương nói đùa cợt liên quan đến phụ nữ là để dẫn dắt câu chuyện?

>>>Bấm vào đây để theo dõi toàn bộ vụ TS văng tục trên giảng đường

Vì khi tham gia, độc giả chỉ cần hai thao tác “lựa chọn phương án trả lời và chọn” là xong. Kết quả của việc xử lí tự động này chỉ khách quan khi người tham gia trung thực muốn góp thêm suy nghĩ chính đáng của mình vào việc đổi mới phương pháp dạy và học. Còn nếu người tham gia không trung thực, không thể hiện trách nhiệm thực sự như báo GDVN mong muốn hoặc có những độc giả chỉ vì một động cơ nào đó thì hoàn toàn kết quả sẽ là khác đi bởi vì anh ta đã lựa chọn một phương án bằng nhiều lần khác nhau, hoặc có thể huy động bàn bè làm theo ý đồ của anh ta!….

Vậy, với kết quả đại đa số đọc giả cho rằng một vị tiến sĩ mà văng tục trên bục giảng là điều bình thường là hoàn toàn chưa phải là con số thể hiện cho tính đại diện dựa trên những lập luận đã nêu ở trên? và vì vậy không thể coi kết quả đó có tính đại diện trên diện rộng được với cách trả lời vô tâm của độc giả nào đó chẳng hạn?. Một minh chứng nữa cho vụ việc này ở khía cạnh phân tích định tính sau đây.

Phân tích định tích có thể phủ định kết quả định lượng nếu…?

Khi đề cập đến nghề trồng người. Tâm lí cá nhân, truyền thống người Việt Nam rất đề cao đến khuôn mẫu ứng xử, đến lời hay ý đẹp của người thầy và người trò không chỉ trong lớp học, đề cao việc tôn sư trọng đạo, đề cao văn hóa truyền thống hiếu học của người Việt thì chúng ta khẳng định được con số 90% cho rằng việc văng tục trên bục giảng là bình thường cũng hoàn toàn chưa phải là đại diện của đa số độc giả, không đại diện cho phần lớn người Việt ta.

Thậm chí ngay cả khi phương  pháp giảng dạy ở không ít những người thầy, người cô còn ít nhiều có vấn đề nhất định làm cho không ít người học nhàm chán thì yêu cầu đổi mới phương pháp giảng dạy là cấp thiết nhưng cũng không thể chấp nhận được đối với những buổi giảng được lồng ghép những lời tục tíu ở một nhà giáo. Đây chính là giá trị vô hình bất biến đề cao sự nghiệp trồng người, đề cao đức và tài của người giáo viên nhân dân của đại đa số người dân Việt cũng chính một phần là ở chỗ này. Vì vậy người Việt ta mới coi nghề giáo là nghề cao cả và thiêng liêng bởi nghề này không chỉ là dạy chữ tâm, chữ đời…

Chắc chắn rằng phần lớn người Việt Nam chúng ta nói chung, học sinh, sinh viên nói riêng không bao giờ đồng ý về việc một trí thức, một người thầy mà văng tục trên bục giảng là chuyện bình thường cả. Thậm chí ngay cả yêu cầu đổi mới phương pháp giáo dục, nội dung giáo dục, mục đích giáo dục trở nên cấp bách thì họ cũng không chấp nhận việc "phá rào" kiều này.

(Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét