hinh anh

Tiến sĩ Lê Thẩm Dương, Trưởng khoa Quản trị kinh doanh, Đại học Ngân hàng TP Hồ Chí Minh

Thứ Ba, 27 tháng 3, 2012

"Thanh" và "tục" của thầy trên bục giảng

Cộng đồng mạng đang lan truyền clip bài giảng của TS Lê Thẩm Dương (Trường Đại học Ngân hàng TPHCM) tại Viện Quản trị Kinh doanh của FPT sử dụng ngôn ngữ quá "tự nhiên" thậm chí văng tục. Dư luận cho rằng, người thầy đứng trên bục giảng, ngôn ngữ phải chuẩn mực, lại có người cho rằng như thế tiết học sẽ đỡ... buồn ngủ hơn!

TS Lê Thẩm Dương.
TS Lê Thẩm Dương.

Lãi suất ở mức 6% - 8%/năm, DN sẽ “bật dậy”?

Dù các ngân hàng thương mại đã giảm lãi suất huy động xuống còn 13%/năm, giảm lãi suất cho vay xuống còn 16% đến 18%/năm nhưng trên thực tế theo phản ánh của nhiều DN, việc tiếp cận để vay được mức lãi suất đó không hề dễ dàng. TS. Lê Thẩm Dương- Trưởng khoa Quản trị Kinh doanh, Trường ĐH Ngân hàng TP.Hồ Chí Minh trao đổi về vấn đề này.
Tiến sĩ Lê Thẩm Dương: Việc hạ lãi suất vừa qua là một thành công bước đầu.
Tiến sĩ Lê Thẩm Dương: Việc hạ lãi suất vừa qua là một thành công bước đầu. 

Chủ Nhật, 25 tháng 3, 2012

Vụ TS văng tục: Lý giải nguyên nhân cho đó là bình thường?

[lethamduong.blogspot.com] - Liên quan đến những quan điểm trong vụ việc TS Lê Thẩm Dương văng tục trên bục giảng, báo GDVN gửi đến bạn đọc bài viết của độc giả Nguyễn Văn Thuật.

Từ mấy ngày nay, Báo điện tử Giáo dục Việt Nam tiến hành lấy ý kiến nhận xét của độc giả về việc văng tục trên bục giảng của một trí thức có học vị tiến sĩ xuất phát điểm từ việc văng tục của ông Lê Thẩm Dương (TS, GV trường ĐH Ngân hàng TP Hồ Chí Minh) . Kết quả cho thấy, đại đa số các ý kiến đều cho rằng việc văng tục là chuyện bình thường!.

Cư dân mạng "phát cuồng" về bài giảng của Lê Thẩm Dương

[lethamduong.blogspot.com] - Đa phần cư dân mạng đều bày tỏ đánh giá rất cao phong cách giảng dạy, kiến thức của TS Lê Thẩm Dương và không ít người còn ước được làm... học trò của ông.
 Những ngày qua, sự kiện TS Lê Thẩm Dương có những lời nói được cho là “văng tục” tên bục giảng tối ngày 15/2 vừa qua tại Viện Quản trị doanh nghiệp (FBS) thuộc trường Đại học (FPT) đã gây ra nhiều ý kiến trái chiều nhau.

Sinh viên tung hô Tiến sĩ Lê Thẩm Dương





[lethamduong.blogspot.com] Hàng trăm sinh viên đồng loạt đứng dậy, vỗ tay, reo hò trước sự xuất hiện của TS Lê Thẩm Dương trong buổi giảng tại Hội trường KTX Mễ Trì (Hà Nội). 

 Theo thông tin được đưa lên Facebook của Hội những người phát cuồng vì Tiến sĩ Lê Thẩm Dương, vào chiều ngày 18/3 vừa qua, tại Hội trường KTX Mễ Trì (Thanh Xuân, Hà Nội), TS Lê Thẩm Dương với vai trò diễn giả đã có buổi nói chuyện trước hàng trăm sinh viên trong buổi hội thảo Quản trị cuộc đời do Công ty cổ phần Tri thức Cộng Đồng Việt tổ chức.

 
Hai MC giới thiệu về TS Lê Thẩm Dương trước giờ bắt đầu buổi nói chuyện.

Thứ Sáu, 23 tháng 3, 2012

TS Lê Thẩm Dương đã từng có sự nhầm lẫn trong kiến thức kinh tế?

“Hiện tại ở nước ta chỉ có một ngân hàng chính sách đó là Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam còn Eximbank là Ngân hàng TMCP không phải NHCS” 


Đó là khẳng định của Tiến sĩ Vũ Đình Ánh chuyên gia tài chính, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu khoa học thị trường giá cả (Bộ Tài chính).

Tiến sĩ kinh tế giảng bài sai?
Trong một bài giảng của Tiến sĩ Lê Thẩm Dương về tài chính, kinh tế cho các bạn sinh viên cách đây hai năm dã được một học viên đã lưu lại. Bạn đọc có tên Minh, phản ánh sau khi nghe đi nghe lại bài giảng của thầy  Lê Thẩm Dương  bạn thấy chắc chắn có sự nhầm lẫn, sai xót gì của thầy giáo ở đây. Ngay sau khi báo điện tử Giáo dục Việt Nam đăng tải tuyến bài về “Tiến sĩ  Lê Thẩm Dương  Văn tục trên giảng đường” bạn đọc này đã gửi đoạn ghi âm đến Báo điện tử Giáo dục Việt Nam nhờ phân tích rõ xem bài giảng của thầy có phải đã sai.

Độc giả 'mổ xẻ' kiến thức trong bài giảng của TS Lê Thẩm Dương

Một độc giả N.L đã phân tích về những kiến thức kinh tế trong bài giảng của TS Lê Thẩm Dương cho rằng trong bài giảng đó có nhiều sai sót căn bản? 


LTS: Sau khi báo Giáo dục Việt Nam đăng tải loạt bài viết phản ánh về việc TS Lê Thẩm Dương văng tục trên bục giảng của Viện Quản trị Kinh doanh (FSB - ĐH FPT), đã có hàng chục ngàn người ủng hộ Tiến sĩ  Lê Thẩm Dương  và coi ông như một chuyên gia xuất sắc về kinh tế Tài chính. Tuy vậy, ngay sau đó báo GDVN đã nhận được một bài phân tích của độc giả (N.L) cho rằng ngay cả chuyên môn của những bài giảng này cũng có nhiều vấn đề đáng bàn. Để rộng đường dư luận, chúng tôi xin đăng tải ý kiến này và mời Ts  Lê Thẩm Dương  và các chuyên gia khác cùng có ý kiến bàn luận.

Ts. Tê Thẩm Dương

'Những điều vĩ mô được chuyển hóa thành cái giản dị để rồi từ đó nhìn nhận ra vấn đề. Đó là cách chuyển hóa kiến thức hài hước chứ không kịch cỡm...' 


Đó là những đánh giá chung của các học viên của lớp học viện Quản trị kinh doanh FSB - ĐH FPT về buổi nói chuyện của TS Lê Thẩm Dương vào ngày 15/2 khi ông này có buổi giảng dạy và nói chuyện với các học viên.

Ngay sau khi đăng tải những bài viết xung quanh video Tiến sĩ  Lê Thẩm Dương  dùng những lời lẽ tục tĩu trên bục giảng, tòa soạn đã nhận được rất nhiều những ý kiến trái chiều. Để rộng đường dư luận, chúng tôi đã liên hệ trực tiếp với những học viên trực tiếp tham gia buổi học để có những cái nhìn đa chiều hơn. 


Khá nhiều học viên đã tỏ ra bất ngờ trước sự phản đối gay gắt của dư luận về clip trò chuyện của Tiến sỹ  Lê Thẩm Dương . Nhiều người thẳng thắn đánh giá rằng, sẽ rất oan cho thầy Dương nếu mọi người có góc nhìn một phía mà đánh giá phẩm chất một con người.


Ấn tượng với cách giảng



Trong bản đánh giá tình hình lớp học môn Quản trị kinh doanh của cán bộ lớp mini29 (Viện Quản trị kinh doanh FSB (ĐH FPT)) do giảng viên TS  Lê Thẩm Dương  trao đổi ngày 15/2 có ghi rõ: “Giảng viên là người có kiến thức sâu rộng, phương pháp giảng dạy đặc biệt lôi cuốn. Thầy giúp cho học viên có cách tiếp cận với kiến thức rất mới giúp học viên vừa thư giãn vừa nắm bắt được bài học. Những chia sẻ của thầy được các anh chị học viên đánh giá rất cao”. 



Chị Nguyễn Hồng Nhung, Cán bộ Nhân sự Cty Kova life VN, một học viên tham gia buổi trò chuyện hôm ấy khá bất ngờ sau khi đọc được những thông tin về clip của TS  Lê Thẩm Dương : Mình cũng mới biết thông tin này hôm qua thôi. Thật sự mình rất bất ngờ trước những đánh giá lệch lạc về thầy. Không chỉ cá nhân mình mà hầu như cả lớp học hôm ấy hơn 30 người rất hào hứng về bài giảng của thấy. Môn kinh tế mà giảng viên truyền đạt kiến thức không hề khô khan, rất thực tế và dễ tiếp nhận. Sở dĩ thầy có những ví dụ về gia đình hay có dùng một số từ đệm trong câu nói bởi lẽ thầy tạo ra sự hòa đồng, gần gũi giữa giảng viên và học viên. Những người tham gia môn học phần đông là nhiều tuổi, họ đều là những doanh nghiệp, doanh nhân, trong đó nhiều người đang là Giám đốc, Phó Giám đốc các doanh nghiệp lớn và vừa nên cách truyền đạt kiến thức của thầy được mọi người đánh giá rất cao. Cá nhân mình cho rằng bài giảng của thầy Dương không hề kệch cỡm, khá dí dỏm khi đưa ra những câu chuyện về gia đình, cuộc sống và để cuối cùng đưa ra vấn đề rằng, đấy cái nền kinh tế doanh nghiệp của chúng ta cần phải như thế, quản trị doanh nghiệp trước hết phải biết quản trị bản thân… Đó là ý nghĩa khá sâu sắc, thầm nhuần mà những học viên như tôi cảm nhận được”. 


Mọi người thấy đấy, cứ nhìn thấy những nét mặt hơn hớn, những tiếng cười sảng khoái, những tràng vỗ tay của học viên trong buổi trò chuyện là đủ biết sự lôi cuốn đến thế nào rồi. Cái cốt lõi là thầy Dương biết ví von những điều thực tế trong bài giảng để mọi người vẫn hiểu được bài giảng mà không phải căng thẳng, mặt mày ủ rủ. Tôi thấy thầy Dương còn hơn những người thầy lên bục giảng đạo mạo, đặt cái cặp to tướng lên bàn rồi mở đầu rất trịnh trọng: Kính thưa các anh chị học viên, tôi là giáo sư tiến sĩ A, đã từng tốt nghiệp ở nước B, tác giả của gần 20 đầu sách, nhiều lần đi dự hội nghị ở các nước Âu – Mỹ, đã hướng dẫn luận văn thạc sĩ cho hơn 100 người, bản thân tôi là chủ nhiệm của 15 đề tài khoa học cấp ngành… Cứ như thế thầy kể chuyện đời thầy. Ở dưới, học viên, kẻ đọc báo, người nhắn tin, người ngủ gật, bởi người ta đi học chứ không phải để nghe thầy nói về thầy - Ths Đinh Đoàn - Công ty TNHH Tư vấn tâm lý, Đào tạo phát triển Cá nhân và Cộng đồng chia sẻ.


Anh Nam, một học viên khác bày tỏ: Sau gần ba tiếng bài trao đổi cùng thầy Dương, mình khá ấn tượng với môn học. Hôm đó có một số bạn bận việc nên đã nghỉ học, chính chúng tôi đã ý kiến với Viện Quản trị kinh doanh post clip ấy lên website của viện để mọi người được theo dõi. Mà bản thân tôi cũng rất muốn có cơ hội nghe lại bài trò chuyện thú vị ấy”.


Độc giả Lê Ngọc Minh cũng gửi phản hồi đến MegaFun chia sẻ: "Em là một học viên trung thành của thầy Dương và không phải nằm trong nhóm thiểu số học viên yêu thích các bài giảng của Thầy. Bằng chứng là các lớp học của thầy luôn đầy kín học viên, tham dự đầy đủ từ ngày khai giảng đến ngày kết thúc khóa. Ngay cả những buổi học tối trời mưa rất to, ngập cả thành phố, em cố gắng đến lớp trong trang phục ướt sũng. Nghĩ là lớp sẽ rất vắng vẻ, nhưng sự thật thì vô cùng bất ngờ, lớp học vẫn đầy ắp học viên - điều mà rất ít các giảng viên hiện nay làm được. Học viên hăm hở đến lớp để nghe thầy giảng dạy, không phải chỉ là những kiến thức khô khan trên sách vở mà là những ví dụ hết sức cô đọng, dễ hiểu, những kinh nghiệm sống thực sự xuất phát từ cái tâm của người thầy gởi gắm đến thế hệ trẻ.
Ngôn từ trong việc giẩng dạy của Thầy không quá nghiêm túc nên có thể nhìn ở khía cạnh dẫn đến suy nghĩ không hay như bài báo trên. Tuy nhiên, em nghĩ đây không phải là vấn đề quá lớn so với những người đã trưởng thành, so với những điều thầy đã mang lại cho học viên, những kiến thức và lý luận, kinh nghiệm thực tiễn vô cùng quý báu, sinh động. Các học viên tự nguyện đến với lớp học của Thầy với niềm đam mê cao nhất. Giờ học của Thầy không bao giờ buồn ngủ và em luôn thấy thoải mái trong các nội dung giảng dạy của Thầy.



Vấn đề là mình thật sự gặt hái được gì cho bản thân từ những bài giảng trên lớp. Dường như từ trước đến nay, rất ít người kể cả các giảng viên cũng như những người xung quanh có khả năng truyền đạt các kiến thức hữu ích này cho chúng em. Em đã có thêm nhiều kiến thức và kỹ năng từ những bài giảng hết sức cô động của Thầy, có thể nói điều này đã góp phần thay đổi rất lớn suy nghĩ, cách làm việc và cuộc sống của em cũng như nhiều học viên khác.


Em xin chân thành cảm ơn thầy  Lê Thẩm Dương  và kính gửi đến thầy sự kính trọng và kính yêu vô cùng. Xin thay mặt cho các học viên luôn kính trọng thầy, chúng em không vì những suy nghĩ phiến diện bên ngoài mà có những đánh giá chưa thỏa đáng. Mong thầy sẽ luôn khỏe mạnh và giữ được nhiệt huyết để truyền đạt những bài giảng sinh động và bổ ích cho các học viên của mình. Chúng em luôn kính yêu thầy".



Nhiều học viên vẫn muốn TS  Lê Thẩm Dương  đứng lớp



Việc sử dụng ngôn từ một cách thoải mái, không khô cứng của TS  Lê Thẩm Dương  trong giờ học đã giúp cho phần đông những học viên tỏ vẻ hài lòng nhất là môn học có liên quan đến Kinh tế, vốn bị coi là khô cứng. Sự ví von hài hước của TS  Lê Thẩm Dương  không làm mọi người khó chịu mà trái lại rất hứng thú. Và tất nhiên, kiến thức họ nhận được là không hề nhỏ.



Anh Thông, một học viên của lớp học hôm ấy và là phó Giám đốc một công ty nhà đất thẳng thắn chia sẻ: “Nếu như buổi giảng ấy của thầy  Lê Thẩm Dương  mà dành cho thế hệ trẻ hay các bạn sinh viên thì e rằng cũng sốc và phản cảm thật, mà chắc rằng ở môi trường ấy thầy  Lê Thẩm Dương  cũng không trao đổi như thế. Còn với những học viên như chúng tôi thì khác, chính những điều thực thế, giản dị trong cuộc sống cùng với kiến thức lý luận của môn học làm cả lớp hào hứng theo dõi đến hết buổi học. Tôi hy vọng còn được gặp và giao lưu với thầy trong những buổi học tiếp theo”.



Khi PV liên hệ với anh Việt, một học viên đã khá nhiều tuổi của lớp học viện Quản trị kinh doanh thì anh tỏ ra bất ngờ trước sự việc. Sau khi xem lại một lần nữa clip buổi trao đổi của TS  Lê Thẩm Dương  thì anh khá hào hứng và xin… cóp lại clip để về lọc thông tin.



“Tôi xin không nhận xét về ý kiến của độc giả, bởi mỗi người, mỗi vị trí có một cách nhìn khác nhau. Tôi mới đi công tác về nên giờ mới biết chuyện. Thầy  Lê Thẩm Dương  lấy ví dụ rất hay, chuyển hóa những điều vĩ mô thành đơn giản, đưa ra lý thuyết khủng hoảng kinh tế bằng cuộc sống gia đình. Còn gì bằng khi được tham gia một buổi học vui vẻ, lý thú mà kiến thức lại thấm nhuần, dễ hiểu và đặc biệt quý báu dành cho những người quản trị doanh nghiệp như chúng tôi”, anh Việt chia sẻ.