hinh anh

Tiến sĩ Lê Thẩm Dương, Trưởng khoa Quản trị kinh doanh, Đại học Ngân hàng TP Hồ Chí Minh

Thứ Sáu, 23 tháng 3, 2012

Độc giả 'mổ xẻ' kiến thức trong bài giảng của TS Lê Thẩm Dương

Một độc giả N.L đã phân tích về những kiến thức kinh tế trong bài giảng của TS Lê Thẩm Dương cho rằng trong bài giảng đó có nhiều sai sót căn bản? 


LTS: Sau khi báo Giáo dục Việt Nam đăng tải loạt bài viết phản ánh về việc TS Lê Thẩm Dương văng tục trên bục giảng của Viện Quản trị Kinh doanh (FSB - ĐH FPT), đã có hàng chục ngàn người ủng hộ Tiến sĩ  Lê Thẩm Dương  và coi ông như một chuyên gia xuất sắc về kinh tế Tài chính. Tuy vậy, ngay sau đó báo GDVN đã nhận được một bài phân tích của độc giả (N.L) cho rằng ngay cả chuyên môn của những bài giảng này cũng có nhiều vấn đề đáng bàn. Để rộng đường dư luận, chúng tôi xin đăng tải ý kiến này và mời Ts  Lê Thẩm Dương  và các chuyên gia khác cùng có ý kiến bàn luận.

Mấy ngày qua, dư luận báo chí ồn lên về vụ TS. Lê Thẩm Dương  giảng bài có nhiều lời nói tục ở FSB. Tuy nhiên, rất đông giới trẻ, đặc biệt là các bạn sinh viên lại đánh giá cao bài giảng và cho rằng nội dung hay, kiến thức uyên thâm, cách truyền đạt hấp dẫn… Trước nhiều ý kiến trái chiều như vậy về bài giảng này tôi (độc giả N.L - PV) đã bỏ công nghe lại toàn bộ các clip và cố gắng ghi lại các ý chính về nội dung bài giảng. Ở đây tôi chỉ ghi lại vài ý chính và nhận xét về nội dung chứ không ghi lại các lời nói được cho là tục. Tôi trình bày thành từng clip để độc giả tiện theo dõi. 

TS.  Lê Thẩm Dương  trao đổi, trò chuyện trong lớp quản trị thực tế do Viện Quản trị Kinh doanh FSB tổ chức tại hội trường ĐHQG Hà Nội (Ảnh chụp lại từ clip)


Clip 1: Mở đầu TS tới nói chuyện ở đây là phù hợp vì TS là đúng chuyên ngành quản trị vì là Trưởng Khoa Quản trị kinh doanh của Trường ĐHNH TP.Hồ Chí Minh (theo tôi biết thì TS lấy bằng TS trong ngành tài chính-ngân hàng). TS nói về 3 mức độ quản trị: Quản trị quốc gia, Quản trị doanh nghiệp và Quản trị cuộc đời. TS cho rằng về môn học thượng thặng nhất hiện nay là Quản trị cuộc đời. TS muốn nói về thực trạng 630 ngàn doanh nghiệp hiện nay đang khó cái gì và tốt nhất là tọa đàm từ phía dưới nói lên. TS nói TS trình bày tối đa 1-1,5 tiếng chứ không nên độc thoại. 


Theo phân tích, độc giả N.L cho rằng: Có thể thấy những kiến thức về quản trị TS nêu cũng rất lan man?
TS nói cũng may là Việt Nam có nông nghiệp nên ít bị ảnh hưởng. TS nói là Anh, Pháp và Mỹ giàu nhưng làm gì có nông nghiệp (Sai, vì Mỹ là 1 trong những nước xuất khẩu nông sản nhiều nhất thế giới, năm 2011 là 136,3 tỷ USDhttp://vietstock.vn/ChannelID/118/Tin-tuc/215288-xuat-khau-nong-san-my-dat-muc-cao-ky-luc-1363-ti-usd.aspx ). TS đề cao vai trò của nông nghiệp và phải ưu tiên cho nông nghiệp. Bài học thứ 3 rút ra là vào WTO là có nền kinh tế phẳng và khi gia nhập WTO thì thách thức nhiều hơn cơ hội.
Clip 4: TS nói về vai trò của tài nguyên chất xám và kinh tế tri thức (cái này không có gì mới). TS tự hào về những khái niệm mà TS cung cấp cho học viên như nhập khẩu suy thoái, nhập khẩu lạm phát, kinh tế tri thức ... Lấy những khái niệm này nói chuyện với gái thì gái sẽ chết (Thực ra những khái niệm này sinh viên kinh tế chịu đọc 1 chút là biết cả). 

Clip 5: TS nói có 7 lý thuyết kinh tế (?) nhưng không chống đỡ được mà phải dùng quản trị khủng hoảng và phải chung sống với khủng hoảng. TS nói về việc phải đi học MBA học tại sao của tại sao. Rồi nói về vai trò của quản trị khi tán gái đẹp mà chảnh. Phải thổi lên rồi hãy tán. TS nói là những thằng to cao đẹp trai thì IQ thấp, đã có tài thì phải dị tướng, đó là qui luật (Qui luật mà TS nói không đúng với các nghiên cứu trên thế giới cho thấy chiều cao đàn ông tỷ lệ thuận với thu nhập và các CEO của các công ty lớn đều có chiều cao hơn mức trung bìnhhttp://dvt.vn/20100726104712512p0c42/chieu-cao-va-tong-thong-my.htm ).

Clip 6: …TS nói 5,9% GDP vừa rồi thì số của cải do nữ cống hiến là hơn một nửa và chính sách về cán bộ nữ rất thành công (Phải khẳng định con số này TS đưa ra hết sức không chính xác vì chắc chắn không nước nào thống kê riêng về GDP do nam và nữ tạo ra cả). Sự thành công của đàn ông và thất bại đều ở phụ nữ. Phải biết quản trị cuộc đời. TS nói phải biết vận dụng quản trị và tí phải nói cụ thể từng doanh nghiệp nói luôn chứ không thể nói chung chung ở đây… 

Độc giả N.L cũng đưa ra một số nhận xét về bài giảng của TS  Lê Thẩm Dương  như sau:

Về mặt kiến thức vĩ mô: Bài trình bày của TS có chủ đề là về bối cảnh kinh tế vĩ mô và những tác động tới doanh nghiệp. Phần bối cảnh vĩ mô thì chỉ là những kiến thức phổ thông và những sinh viên ngành kinh tế năm 2, siêng đọc báo hoàn toàn có thể biết được những kiến thức này. Trong phần này, TS đã có những sai sót cơ bản về số liệu và kiến thức kinh tế vĩ mô. Nếu chỉ là 1 bài giảng cho sinh viên thì cũng không cần thiết quá chính xác về số liệu. 

Tuy nhiên, TS là 1 chuyên gia (như TS có khẳng định nhiều lần trong bài) hay lên báo trả lời những vấn đề liên quan tới chính sách vĩ mô nhưng những số liệu kinh tế vĩ mô cơ bản như lạm phát ở Mỹ và dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc mà TS không nắm được thì rất kỳ lạ. 

Việc TS nói do Mỹ in tiền cứu nền kinh tế nên làm lạm phát Việt Nam tăng 7% năm 2008 có thể khẳng định là không chính xác cả về định tính và định lượng. Việc TS nói tăng trưởng GDP 5,9% năm 2011 có hơn một nửa do phụ nữ tạo ra là hoàn toàn không chính xác. 1 chuyên gia mà phát biểu tùy tiện, võ đoán như thế này thì không thể chấp nhận được. 

Về mặt kiến thức quản trị: Trong buổi giảng, từ clip 12 TS chủ yếu nói về quản trị. TS nói rất nhiều các loại hình hay môn học quản trị nhưng chủ yếu là nêu tên mà không nói nội dung cụ thể. Có thể thấy những kiến thức về quản trị TS nêu cũng rất lan man, sơ lược và chung chung. TS cũng chỉ cách để bán được hàng tồn kho và đi đòi nợ.

Về mặt phương pháp giảng dạy: TS có nói từ đầu là TS chỉ trình bày khoảng 1 tiếng còn lại sẽ có trao đổi và thảo luận nhưng cuối cùng coi như toàn bộ thời gian là TS độc thoại, trừ một số câu hỏi không liên quan tới kiến thức chuyên môn (nếu không nói là tục tĩu) mà TS đặt ra cho học viên.

Bạn thấy thế nào về việc một Tiến sĩ lại có những lời lẽ văng tục trên bục giảng?
Thấy bình thường Không thể chấp nhận được việc đó Như vậy là thiếu văn hóa, nhất là đứng trên bục giảng

5 nhận xét:

  1. Nói thật với bạn nào đi mổ xẻ clip này, nếu các bạn có thể nói hơn thầy thì mình nghĩ rằng FSB đã mời bạn lên nói rồi, như thầy nói: "bạn chính là người có lòng đố kị" Nếu bạn nghĩ bạn có thể nói hay hơn, hãy về nhà tra google rồi lên làm 1 clip mà phản biện nhá!

    Trả lờiXóa
  2. Làm thì dốt chỉ giỏi thánh soi thôi.đời còn lâu mới khá dc.

    Trả lờiXóa
  3. Làm thì dốt chỉ giỏi thánh soi thôi.đời còn lâu mới khá dc.

    Trả lờiXóa
  4. Làm thì dốt chỉ giỏi thánh soi thôi.đời còn lâu mới khá dc.

    Trả lờiXóa
  5. Bạn soi mói người khác bằng kiến thức của mình sẵn có hay tra trên google để hạ uy tín của TS Lê Thẩm Dương đúng không? Mình tin chắc bạn cũng chả tốt đẹp gì, mình biết nếu cắm 2 cái sừng lên đầu bạn thì bạn có thể xin làm quảng cáo ở Vinamilk. Đã dốt rồi mà còn đố kỵ nữa. Hết thuốc chữa

    Trả lờiXóa